Email: info.pbs.edu.vn@gmail.com
Hà Nội: 0246 253 2546 - 0936 228 983 Hồ Chí Minh: 0286 683 3239
Tổ Chức Giáo dục Đào Tạo Chất Lượng Cao PBS
Tổ Chức Giáo dục Đào Tạo Chất Lượng Cao PBS
PBS Premium Education Training Group
Menu 0936 228 983

CFO – Giám đốc tài chính chuyên nghiệp

Đào tạo Giám đốc
  • Giới thiệu
  • Nội dung chương trình
  • Lịch khai giảng
  • Ban giảng huấn
  • Đánh giá
  • Thực tế chứng minh rằng, vai trò của Giám đốc Tài chính hoàn toàn khác với Kế toán trưởng; có rất nhiều nhiệm vụ của Giám đốc Tài chính mà kế toán trưởng không thể thực hiện được. Ở các nước phát triển, Giám đốc Tài chính là một chức danh không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp. Trong xu thế phát triển của kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính ngày càng mạnh mẽ, đối với những công ty có quy mô lớn, do các nghiệp vụ tài chính khá đa dạng, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính diễn ra thường xuyên, nên các công ty này thường bổ nhiệm một Nhà quản trị tài chính chuyên trách được gọi là Giám đốc Tài chính - CFO. Giám đốc Tài chính là một thành viên trong Ban Giám đốc của công ty và chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề về quản lý tài chính của doanh nghiệp; cụ thể Giám đốc Tài chính sẽ trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và điều hành các công việc của bộ phận kế toán và công việc của bộ phận tài chính trong doanh nghiệp. Giám đốc Tài chính giữ vị trí vô cùng quan trọng trong việc duy trì nền tảng tài chính vững mạnh giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Giám đốc Tài chính sẽ tham gia sâu vào việc hoạch định các chính sách và các chiến lược tài chính, đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp. Ở thời điểm khủng hoảng và suy thoái kinh tế hiện nay, giữa những khó khăn tài chính ở cả môi trường kinh tế vĩ mô lẫn trong phạm vi doanh nghiệp, Giám đốc Tài chính có vai trò quyết định trong chiến lược kiểm soát dòng tiền, quản trị rủi ro, từng bước hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.


    Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có rất ít doanh nghiệp có chức danh Giám đốc Tài chính theo đúng nghĩa khoa học của vị trí này và phần lớn các CFO đều chưa được đào tạo bài bản, ít được cập nhật thường xuyên kiến thức quản trị tài chính hiện đại. Mặt khác, thị trường tài chính ở nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, nên các Giám đốc Tài chính cũng chưa có điều kiện để phát huy hết khả năng của mình. Tại nhiều doanh nghiệp còn có sự nhầm lẫn giữa chức danh Giám đốc Tài chính với chức danh Kế toán trưởng. Do đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp, nên trong cơ cấu bộ máy tổ chức của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không xác lập chức danh Giám đốc Tài chính. Vai trò của Giám đốc Tài chính được đặt lên vai của Giám đốc và Kế toán trưởng của doanh nghiệp. Tình trạng thiếu Giám đốc Tài chính đồng nghĩa với việc thiếu một cán bộ quản lý tài chính chuyên nghiệp nhằm thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị hoàn toàn không nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, khi phát hiện ra những dấu hiệu xấu như: hàng tồn kho ứ đọng nhiều, nợ khó đòi tăng lên quá mức cho phép, nợ phải trả cộng dồn quá cao, hiệu quả kinh doanh thấp và mất cân đối dòng tiền... thì đã trở nên quá muộn. Ở góc độ doanh nghiệp, vai trò quan trọng của CFO ngày nay là không thể phủ nhận được, kể cả đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thậm chí, cho dù một doanh nghiệp có chiến lược phát triển tốt và đang kinh doanh thành công thì vẫn có thể rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và dẫn đến phá sản nếu không có một CFO làm tốt công tác quản trị tài chính.


    Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, với xu thế hội nhập kinh tế - tài chính ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới; cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng, công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt với mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã xác định phấn đấu đến năm 2021 cả nước sẽ có một triệu doanh nghiệp, cộng với với tinh thần quốc gia khởi nghiệp, vai trò của Giám đốc Tài chính doanh nghiệp ngày càng được khẳng định và coi trọng đúng mức trong bộ máy quản trị doanh nghiệp; vậy nên nhu cầu nguồn nhân lực quản trị tài chính doanh nghiệp hiện nay là rất lớn. Đây chính là cơ hội tiềm năng để các học viên có thêm cơ hội để tiếp cận với những đỉnh cao của một nghề nghiệp thuộc vào loại phức tạp nhất trong kỹ năng quản trị doanh nghiệp.

    Đối tượng tham dự
    • Những người có hoài vọng trở thành Giám Đốc Tài chính trong tương lai
    • Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, chuyên viên kế toán, chuyên viên tài chính, chuyên viên phân tích đầu tư của các doanh nghiệp mong muốn sớm trở thành Giám Đốc Tài chính;
    • Giám đốc Tài chính (CFO) của các doanh nghiệp mong muốn trang bị thêm kiến thức và học lên thạc sỹ Tài chính;
    • Cấp Lãnh đạo Doanh nghiệp (HĐQT, HĐTV, Ban Tổng Giám Đốc, Ban Giám Đốc);
       
    Mục tiêu đào tạo
    • Với mục tiêu đào tạo ra các thế hệ Giám đốc Tài chính xuất sắc phục vụ cho các công ty, tập đoàn kinh tế trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài, Trường Đào tạo Kinh doanh PBS phối hợp cùng đội ngũ chuyên gia Tài chính cao cấp trong và ngoài nước xây dựng - tuyển sinh chương trình Giám đốc Tài chính khóa 01.
    • Sau khi hoàn thành chương trình Giám đốc Tài chính do Trường Đào tạo Kinh doanh PBS tổ chức người học có đủ năng lực để giải quyết một cách khoa học các vấn đề tài chính kế toán trong các công ty, tập đoàn kinh tế đa quốc gia.
       
  • Đánh giá
    Chương trình đào tạo khác
    CLOSE
    VI EN

    Kết nối với chúng tôi