Email: info.pbs.edu.vn@gmail.com
Hà Nội: 0246 253 2546 - 0936 228 983 Hồ Chí Minh: 0286 683 3239
Tổ Chức Giáo dục Đào Tạo Chất Lượng Cao PBS
Tổ Chức Giáo dục Đào Tạo Chất Lượng Cao PBS
PBS Premium Education Training Group
Menu 0936 228 983

Ông Nguyễn Đình Toàn - Giám đốc Nhà máy CBTACN DABACO – Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam.

09/02/2018
Administrator

Ông Nguyễn Đình Toàn
Học viên lớp CEO 01 Bắc Ninh

Theo đánh giá, thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam phát triển khá nhanh, với mức tăng trưởng trung bình từ 10 - 13%/năm. Việt Nam hiện là nước đứng đầu khối ASEAN và đứng thứ 12 thế giới về sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Việt Nam vừa gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, để hiểu rõ hơn về tương lai ngành TACN VN, phóng viên Cẩm nang Entrepreneurship đã có cuộc trò chuyện với ông Ông Nguyễn Đình Toàn  - Giám đốc Nhà máy CBTACN DABACO – Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam.

Ông Nguyễn Đình Toàn - Học viên lớp CEO Bắc Ninh 01, CEO Toàn diện Bắc Ninh

Thưa ông, Việt Nam đã chính thức gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông nhận định thế nào về tương lai của ngành thức ăn chăn nuôi nước nhà?

Hiện nay ngành thức ăn chăn nuôi (TACN) của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn khi phải đối đầu với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do tiềm năng về vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ… Đơn giản qua số liệu ta thấy, VN đang có khoảng 200 DN hoạt động trong lĩnh vực này thì trong đó số DN FDI chiếm khoảng 15% nhưng chiếm khoảng 70% thị phần còn lại. Số DN VN chiếm 85% lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần. Chưa nói đến vấn đề người tiêu dùng càng ngày càng khó tính nên yêu cầu về sản phẩm ngày càng cao và giá cả ngày càng cạnh tranh khi hầu hết các DN VN đang đầu tư sản xuất theo từng công đoạn thì các DN FDI đã đầu tư theo chuỗi (VD: CP Group và DABACO group đầu tư từ SX TA, con giống, chăn nuôi và chế biến). Do vậy có thể nói ngành chăn nuôi VN khi hội nhập TPP thì  thấy cơ hội rất nhiều nhưng thách thức thì cũng vô cùng lớn, có thể cái bánh của ngành chăn nuôi sau này sẽ dành lại cho những ông lớn, quy mô nhỏ lẻ sẽ mất dần do không cạnh tranh.

Dabaco đã có những chiến lược gì cũng như phương châm hoạt động như thế nào để đủ sức cạnh tranh, phát triển và khẳng định thương hiệu trên thị trường?

Ngay từ những năm đầu thập kỷ chúng tôi đã nhận thức được vấn đề này khi phải trực tiếp gặp không ít những khó khăn ở ngoài thị trường. Do vậy DBC đã thực hiện sản xuất theo chuỗi: Farm – Feed – Food. Các dự án đầu tư của DBC phải được đánh giá và nhìn xa tới hàng chục năm (VD: các dự án của DBC đều được đầu tư bài bản từ dây chuyền công nghệ tới đào tạo cán bộ …) mục đích làm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh.  Năm 2010,  DBC thành lập Công ty Dabaco Tây Bắc để chủ động nguồn nguyên liệu, cùng đó đầu tư dự án Nhà máy SX bột cá tại Hải Phòng và Thanh Hóa và cũng là năm đầu tiên sản phẩm chế biến từ thịt của DBC được ra đời. Xác định ngành chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi là cốt lõi nên DBC tuy có đầu tư ra ngoài một số lĩnh vực (Bất động sản, Xây dựng, thương mại) nhưng đó cũng chỉ là hỗ trợ và hớt váng mỡ mà thôi. Hiện nay, DBC đang thu nhỏ dần các dự án ngoài ngành và tập trung cho ngành chính để phát triển thương hiệu. Quy mô hiện tại DBC có 6 Nhà máy SX TACN với công suất đạt gần 1 triệu tấn/năm (Cả nước đạt khoảng 15 triệu tấn /năm).

Sản xuất con giống DBC có 5 Cty SX con giống gà và lợn với tổng đàn lợn nái đạt 30.000 con và 500.000 con gà bố mẹ các loại. Chăn nuôi gia công lợn đạt công suất 150.000 con và một triệu con gà. Với quy mô và công nghệ nêu trên giá thành sản xuất thịt của DBC có thể thấp hơn mặt bằng khoảng 10 - 15% (TQ và Thái Lan thấp hơn khoảng 20%).

Trong những năm tới, DBC sẽ tăng cường đầu tư vào khoa học kỹ thuật, công nghệ và đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung (đề xuất với Nhà nước về việc hỗ trợ nông dân trong việc nuôi, trồng để tăng năng suất lao động, giảm giá thành (Hiện nay, cả nước thường xuyên phải nhập siêu nguyên liệu để SX TACN khoảng 6 tỷ USD/năm).

Điểm đích nào mà ông kỳ vọng cho Dabaco trong “sân chơi” toàn cầu của lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, thưa ông?

Đối với Dabaco, TPP rõ ràng là cơ hội lớn khi DBC được tham gia dành cái bánh lớn.

Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương, bên cạnh việc mang đến những cơ hội cũng song hành nhiều thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp nước ta. Theo ông doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phải làm gì để trụ vững, đối phó được trước sóng to gió lớn?

Theo tôi yêu cầu đầu tiên đối với các doanh nghiệp VN là phải hợp tác, kết nối để trở thành những doanh nghiệp lớn (Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao). Tập trung cho cùng một chí hướng và tạo ra chuỗi giá trị.

Thứ hai là: Luôn luôn không ngừng học tập để có thêm kiến thức, có thêm bạn bè, có thêm đối tác và vững bước đi lên.

Thứ ba là: Mở rộng tầm nhìn, tìm kiếm đối tác nước ngoài để xây dựng chiến lược đầu tư cho phù hợp với giai đoạn tới.

Là người đã có khá nhiều năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp trong thực tiễn, những ông đã tham gia khá nhiều chương trình đào tạo tại PTI. Những chương trình này đã giúp ích gì cho ông trong quá trình quản trị doanh nghiệp?

Những chương trình đào tạo tôi đã tham gia tại PTI đã giúp cho tôi có thêm kiến thức trong quản trị từ nhân sự, tài chính, marketing tới chiến lược đầu tư. Các buổi học của các thầy cô đem lại cho chúng tôi nhiều thông tin bổ ích và những bài học đầy kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp và đặc biệt hơn là PTI đã tạo ra sân chơi cho các doanh nghiệp Việt là nơi kết nối những thành công và tạo ra những liên kết mới giúp cho các doanh nhân , doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm đối tác để kinh doanh, để hợp tác sẵn sàng cho cuộc chơi mới ra biển lớn.

Người ta thường nói: đằng sau một người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ. Gia đình có vai trò như thế nào trong thành công của ông hôm nay?

Đối với tôi gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự thành công hay thất bại của cá nhân mình hay doanh nghiệp mà mình được giao quản lý. Bởi vì như các cụ đã nói “An cư rồi mới lập nghiệp”.  Hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới mạnh được. Người phụ nữ của mình phải luôn là chỗ dựa về tinh thần khi thành công hay thất bại đều nhận được sự cảm thông và chia sẻ, động viên để tiếp tục. “Mỗi lần ngã là một lần bớt dại” và quan trọng nhất là người phụ nữ thường xuyên phải đảm nhận cả trách nhiệm làm cha khi mình vắng nhà. Các mối quan hệ trên, dưới, ngang, dọc đều được cư xử đúng mực, khéo léo cũng góp phần cho sự thành công của mình ngày hôm nay.

Được biết, cuối tuần nào ông cũng đích thân đưa con từ Bắc Ninh lên Hà Nội học, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm để cân bằng giữa công việc bận rộn của một giám đốc và việc chăm sóc gia đình, vợ con?

Đây là một vấn đề không lớn, theo tôi đã là doanh nhân thì việc đầu tiên là phải đào tạo đội ngũ chuyên môn và luôn tìm ra những nhân tố để thay mình bất cứ lúc nào như thầy Vũ Công Ty đã nói “ông chủ thì phải đeo kính viễn, còn người thợ mới đeo kính cận”. Tôi muốn phấn đấu để trở thành ông chủ thực sự nên tôi đeo kính viễn mà kính viễn tức là phải nhìn xa mới thấy rộng khi đó ở khắp nơi trong công ty đều có mắt của tôi, tai của tôi và nhiều khối óc giúp tôi tư duy nghiên cứu, điều hành để công việc sản xuất kinh doanh luôn được trôi chảy và điều quan trọng hơn tôi vẫn thường nói với CBCNV của mình là “Tập thể đoàn kết là sức mạnh lớn nhất và tạo ra sản phẩm tốt nhất” hay “ Mỗi CBCNV phải thực sự là một nhân viên KCS”. Khi đó tôi hoàn toàn có thể cân bằng được thời gian cho công việc và gia đình.

Cảm ơn ông đã tham gia cuộc trò chuyện với chúng tôi. Chúc ông luôn thành công và hạnh phúc!

Theo "Cẩm nang Entrepreneurship"

Tag:
CLOSE
VI EN

Kết nối với chúng tôi