Ông Chris Lộc Đào - Sống để chia sẻ giá trị cho những người xung quanh!
Học viên lớp CEO 02 Trường đào tạo Doanh nhân PTI
Thành viên Cộng đồng doanh nhân PEC
Chủ tịch Hội đồng quản trị USIS
Trở về từ Mỹ sau rất nhiều năm sinh sống và làm việc, ông Chris Lộc Đào đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch biến những giấc mơ Mỹ của Việt Nam trở thành hiện thực. Qua hơn 7 năm hoạt động, USIS đã đưa rất nhiều gia đình Việt Nam định cư ổn định tại Mỹ. Phóng viên của Cẩm nang Entrepreneurship đã có cuộc trò chuyện với ông.
Thưa ông, USIS được thành lập xuất phát từ ý tưởng nào?
Ông Chris Lộc Đào- Chủ tịch Hội đồng quản trị USIS
Trong thời gian sinh sống, học tập và làm việc tại Mỹ trên 25 năm. Tôi có dịp tiếp xúc gặp gỡ khá nhiều người Việt, đặt biệt là giời trẻ đã có những thành tựu xuất sắc tại Mỹ mà tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ và mến phục họ. Sự tâm huyết một thế hệ trẻ Việt Nam có đủ tài trí xứng tầm Thế giới đó là ý tưởng cho sự ra đời USIS.
Để có được một USIS thành công như ngày hôm nay, ông đã phải vượt qua những khó khăn, vất vả như thế nào?
USIS thành lập năm 2009. Chúng tôi gặp phải một số khó khăn ban đầu, và cái khó khăn lớn nhất là vào thời điểm đó các nhà đầu tư còn khá nhiều câu hỏi và hoài nghi về chương trình. Cho đến tháng 10/2010, đích thân tôi là người đã thành công mời được Chủ tịch Thống đốc quốc gia cùng phái đoàn chính phủ Mỹ về Việt Nam trực tiếp giới thiệu chương trình EB-5 cho hơn 250 nhà đầu tư. Từ đó, chúng tôi đã vượt qua khó khăn này, các nhà đầu tư Việt Nam có niềm tin về chương trình này hơn.
Hơn 6 năm hình thành và phát triển, USIS đã đạt được những bước tiến và thành công thế nào, ông có thể chia sẻ?
Chúng tôi đã giúp rất nhiều gia đình VN thực hiện giấc mơ Mỹ của họ được thành công và nay họ đã ổn định tại Mỹ. Và đặt biệt các con của họ đang được hưởng nền học vấn chất lượng tại Mỹ. Phụ huynh nào cũng hy vọng con em mình có một tương lai tươi sáng. Và ấn tượng hơn, tính đến thời điểm này xác suất của chúng tôi là 100%.
7 năm qua chúng tôi đã có các văn phòng tại Mỹ, Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh. Gần đây, chúng tôi vừa phát triển và thành lập hai chi nhánh, văn phòng tại Đà Nẵng và Cần Thơ. Chúng tôi cam kết phát triển không ngừng để phục vụ cho người Việt Nam có mong muốn cho con em mình có một tương lai tươi sáng tại một quốc gia có nền giáo dục bậc nhất Thế giới.
Đối với các khách hàng có nhu cầu đầu tư và định cư tại Mỹ, USIS đóng vai trò gì và có cam kết như thế nào đối với họ?
Vai trò của chúng tôi là tư vấn định cư chương trình EB-5, đồng thời giới thiệu đến nhà đầu tư Việt Nam các luật sư nổi tiếng, những dự án an toàn và khả thi nhất cho nhà đầu tư Việt Nam của chúng tôi. Chúng tôi cam kết với khách hàng thành công 100%. Nếu không sẽ được hoàn phí dịch vụ 100%.
Có rủi ro nào đối với chương trình EB-5 không? Nếu có thì làm thế nào để hạn chế và khắc phục rủi ro, thưa ông?
Đầu tư nào nhiều ít cũng có rủi ro, lợi thế của chúng tôi là chúng tôi có những đội ngũ, đối tác chiến lược là những người có thâm niên và giàu kinh nghiệm. Họ là người có năng lực thẩm định những dự án đầu tư cho khách hàng của chúng tôi. Khi khách hàng lựa chọn họ sẽ có những quyết định đúng đắn cho sự đầu tư vào tương lai của gia đình mình.
Lời khuyên cho nhà đầu tư là: hãy quan tâm đến 3 yếu tố chính ĐƠN VỊ TƯ VẤN, LUẬT SƯ UY TÍN, DỰ ÁN KHẢ THI & AN TOÀN.
Tuy nhiên cá nhân tôi, cái rủi ro lớn nhất là phụ huynh để mất cơ hội cho con em của họ.
Quen sống và làm việc tại Mỹ, tại sao ông lại trở về Việt Nam kinh doanh? Những gì ông đã học tập và trải nghiệm tại Mỹ đã được ông áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Năm 2007, tôi còn làm việc cho GMAC REAL ESTATE một trong những công ty bất động sản hàng đầu ở Mỹ, thu nhập của tôi lúc bấy giờ là 300,000 đô-la.
Cuối năm 2007, tôi về quê ăn Tết, lúc đó mẹ tôi sức khỏe kém. Tôi quyết định quay về Mỹ thu xếp công việc và quay về Việt Nam chăm sóc mẹ già. Vì tôi quan niệm rằng cơ hội kinh doanh không có lúc này thì có lúc khác, tuy nhiên mẹ thì chỉ có một mà thôi. Và thời gian chăm sóc mẹ ở Việt Nam, tôi thành lập USIS. Thời gian sống ở Mỹ, tôi nghĩ rằng Mỹ hay Việt Nam đều có những cái hay, những tinh hoa, và tôi đã khéo léo kết hợp tinh hoa của Mỹ cùng Việt Nam. Tôi đã áp dụng vào việc điều hành công ty. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên chia sẽ những kinh nghiệm này cho đội ngũ nhân viên, khách hàng, người thân bạn bè của tôi.
Theo quan điểm của ông, điều gì là quan trọng nhất trong quản lý doanh nghiệp? Triết lý trong kinh doanh của ông là gì?
Theo tôi đó là yếu tố nhân sự, vì nhân sự là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Khi chúng ta có đội ngũ mà họ làm việc xuất phát từ cái tâm, đội ngũ biết gắn kết yêu thương nhau và làm việc từ cái TÂM thì không lý do gì doanh nghiệp đó không phát triển & thành công.
Tôi là một thành viên của BNI – là một tổ chức NET-WORKING Thế giới. Triết lý của BNI là “CHO LÀ NHẬN” và tôi cũng áp dụng triết lý này trong việc kinh doanh của mình. Tôi quan niệm rằng những doanh nghiệp lớn, thành công, phát triển mạnh mẽ và nổi tiếng là những doanh nghiệp biết cho đi, họ có những hoạt động về cộng đồng, góp tay phát triển xã hội. Ngay cả những người thành công, là những người luôn luôn mong muốn giúp đỡ cho những người xung quanh chúng ta thành công. Đó cũng là triết lý của tôi, khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại.
Lãnh đạo trong một thế giới mở - thế giới của kết nối giao thương toàn cầu người đứng đầu doanh nghiệp cần phải hội tụ những đặc điểm gì, thưa ông?
Theo tôi việc đầu tiên người lãnh đạo cần có cái Tâm, thứ hai là kiến thức rộng, thứ ba là có tầm nhìn, thứ tư là người biết tạo động lực, truyền cảm hứng cho người khác. Và cái cuối cùng là biết dẫn dắt những người xung quanh và đặt biệt là đối với cấp dưới của mình.
Nếu không kinh doanh, ông sẽ làm gì? Có có điềm đam mê nào đặc biệt khác?
Dù kinh doanh hay không kinh doanh thì mỗi người đều có một lẽ sống. Quan niệm tôi rất đơn giản, mình sống làm sao để cuộc sống có ý nghĩa, sự chia sẻ của mình mang lại những giá trị cho những người xung quanh chúng ta.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này!