Email: info.pbs.edu.vn@gmail.com
Hà Nội: 0246 253 2546 - 0936 228 983 Hồ Chí Minh: 0286 683 3239
Tổ Chức Giáo dục Đào Tạo Chất Lượng Cao PBS
Tổ Chức Giáo dục Đào Tạo Chất Lượng Cao PBS
PBS Premium Education Training Group
Menu 0936 228 983

NGUYỄN XUÂN HẢI

Chuyên gia

Chuyên gia Nguyễn Xuân Hải có hơn 20 năm hoạt động trong công tác nhân sự. Nguyên Giám đốc nhân sự (Human Resources Director ) tại Entertainment Vietnam Corp và Giám đốc nguồn nhân lực (CPO) tại Nghia nippers Corp.

Một số xu thế quản trị nhân sự trong hội nhập

Administrator
27/02/2018

PBS - "Cạnh tranh bằng sản phẩm dịch vụ dường như chuyển hướng sang cuộc cạnh tranh bằng con người và vì con người giữa các doanh nghiệp"

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng trở lên mạnh mẽ nhằm đưa ra những sản phẩm dịch vụ sáng tạo hơn, tiện dụng hơn, chất lượng hơn và giá cả rẻ hơn. Trong cuộc chơi lớn đầy biến động đó thì con người được coi là nhân tố quyết định sự thành bại, và sự phát triển bền vững doanh nghiệp. Cạnh tranh bằng sản phẩm dịch vụ dường như chuyển hướng sang cuộc cạnh tranh bằng con người và vì con người giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, thất bại trong quản trị con người là thất bại chiến lược của nhà lãnh đạo trong hội nhập. 
 
 
Ảnh minh họa
 
Theo chúng tôi quản trị nhân sự trong hội nhập đi cùng với năm xu thế lớn như sau:
 
1. Thứ nhất, trọng tâm của lãnh đạo doanh nghiệp là tạo dựng bộ máy và nguồn vốn con người (Human Capital)
 
Cạnh tranh càng mạnh thì đội ngũ càng quan trọng. Lưu Bị hay Tống Giang không phải là giỏi giang hơn so với những thuộc cấp của họ, nhưng họ biết tập trung qui tụ nhân tài, hình thành bộ máy nên thành công sự nghiệp đã tìm đến với họ, vị trí, vai trò của họ là không thể thay thế được. Trong kinh doanh, người ta thường quen thuộc với câu: bạn không cần xây dựng doanh nghiệp, mà bạn xây dựng đội ngũ, con người sẽ xây dựng doanh nghiệp cho bạn. Khi đã dụng công gây dựng đội ngũ, thì nhà lãnh đạo sẽ nhìn con người trong tổ chức như tài sản. Và tài sản này phải đầu tư để liên tục nâng cao giá trị thể hiện qua năng lực, thành quả kinh doanh và sự cam kết gắn bó lâu dài của con người với doanh nghiệp. Khi đó tài năng và thái độ của nhà lãnh đạo cũng được xem như vốn mồi để thúc đẩy phát triển nguồn vốn. Đầu tư nâng tầm lãnh đạo rồi đầu tư nâng cao năng lực nhân viên là cách phát triển nguồn vốn nhân sự của doanh nghiệp.
 
2. Thứ hai, người lao động đi tìm cơ hội phát triển nghề nghiệp chứ không phải công việc, họ cũng phải tập trung tạo dựng vốn nghề nghiệp (Career Capital)
Trước kia, người lao động có xu hướng tìm được một công việc ổn định để làm việc nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, quá trình toàn cầu hóa, sức ép cạnh tranh ngày càng tăng lên, chính các tổ chức cũng phải tái cơ cấu, sáp nhập, hay cắt giảm nhân viên để tồn tại và phát triển. Thậm chí những tổ chức không thích ứng kịp với thay đổi trong môi trường kinh doanh sẽ phải giải thể hay phá sản. Trong bối cảnh đó, người lao động cũng phải thích ứng với môi trường, dựa nhiều hơn vào khả năng của bản thân để tồn tại trong môi trường biến động. Để ổn định nghề nghiệp, người lao động không chỉ đi làm để kiếm tiền mà họ còn tìm cơ hội để nâng cao chuyên môn và khả năng phát triển nghề nghiệp để nếu mất việc họ sẽ chuyển đến một tổ chức khác với mức thu nhập tốt hơn. Vì thế, người đi làm chỉ quan tâm và cam kết với doanh nghiệp: 1. Quan tâm đến nhu cầu của họ; 2. Cho họ cơ hội phát triển; và 3. Đối xử công bằng với họ. Điều này đã làm thay đổi bản chất mối quan hệ lao động, từ chỗ con người phụ thuộc vào tổ chức, sang tổ chức phải chủ động tạo dựng môi trường thu hút và giữ gìn những lao động phù hợp; người lao động được coi là khách hàng số 1- the first customers - của doanh nghiệp.
 
3. Chuyển từ chuẩn hóa sang cá biệt hóa.
Để duy trì cam kết và phát triển năng lực con người, mỗi cá nhân phải được coi là một thực thể độc lập. Các nhà lãnh đạo lớn luôn hiểu được đặc tính và động cơ của từng thuộc cấp, nhu cầu của cả những người ở cấp thấp nhất, như vậy thì họ mới khơi dậy được năng lực và sự nhiệt tình của cấp dưới. Quản trị thế kỷ 21 đã chuyển từ standardized sang individual to individual. Mặt khác, đặc điểm của lớp lao động trẻ, những người từ thế hệ 8X, 9X trở đi, lực lượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp cũng có nhu cầu cá nhân hóa cao hơn các thế hệ trước.
 
4. Mỗi ngày đi làm phải là một cơ hội tìm kiếm niềm vui 
Mỗi ngày có 24 giờ, chúng ta ăn ngủ và vệ sinh cá nhân đã hết 12 giờ, như vậy, 8 giờ tại nơi làm việc là một phần cuộc đời quan trọng của mỗi người. Làm sao con người có thể gắn kết và phát huy năng lực với doanh nghiệp nếu đến đó chỉ có công việc và áp lực. Vì vậy, nếu doanh nghiệp lờ đi hay không xây dựng được một môi trường làm việc lành mạnh về thể chất và tinh thần, và là nơi có khả năng tái tạo năng lực và niềm vui lao động, thì doanh nghiệp sẽ thất bại trong quản trị nhân sự.
 
5. Sự tinh giản về qui mô và tầng lớp quản lý trung gian
 Khi con người và đội ngũ được đầu tư nâng cao chất lượng thì nhu cầu tư nhiên tổ chức phải thu hẹp qui mô. Mặt khác, phải thu hẹp về qui mô và số lượng thì mới có điều kiện đầu tư. Quá trình đổi mới tái cơ cấu và tái lập các qui trình nội bộ phải được diễn ra thường xuyên và liên tục trong doanh nghiệp để tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập.
Tóm lại, quản trị con người đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp và các nhà quản lý phải đối mặt, trong thế kỷ 21, nhưng lại là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp thành công. Vì vậy, nhận thức được các xu thế lớn trong quản trị nhân sự hiện đại sẽ giúp các nhà lãnh đạo hình thành nên những định hướng và triết lý dẫn đường trong quản trị doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh thành công trong hội nhập. 
 
Tag:
CLOSE
VI EN

Kết nối với chúng tôi